Tìm hiểu về các chỉ số chống nước của đồng hồ đeo tay

Khi chọn lựa đồng hồ đeo tay, chắc chắn bạn cần phải tham khảo các thông số kỹ thuật mỗi chiếc đồng hồ ngay dưới phần hình ảnh. Mức chống nước 3ATM, chống nước 5ATM hay 10ATM là gì? Khi nào thì mang đồng hồ đi tắm, đi mưa được v.v… Mời các bạn cùng SHOPDONGHO.com giải đáp các thắc mắc về khả năng chống nước của đồng hồ nhé. 

Tìm hiểu về các chỉ số chống nước của đồng hồ đeo tay
Tìm hiểu về các chỉ số chống nước của đồng hồ đeo tay
  • Những chiếc đồng hồ chính hãng trước khi đến được tay người tiêu dùng đều được kiểm tra theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đưa ra các mức độ chịu nước khác nhau. Đồng hồ chính hãng luôn có ký hiệu trung thực trên mặt số hoặc khắc phía sau đúng theo tiêu chuẩn.
  • Độ chống nước của đồng hồ thường được thể hiện bằng những ký hiệu: Water Resistant 30m/3 ATM/3 Bar, 50m/5 ATM/5 Bar, 100m/10 ATM/10 Bar, 200m/20 ATM/20 Bar… Với một số sản phẩm đồng hồ chuyên dụng cho việc phiêu lưu dưới đáy biển, mức chịu nước có thể lên tới 770m/77 ATM/77 Bar (Perrelet Diver Seacraft A1054/1) hoặc cao hơn.
  • Thông thường chúng ta đều hiểu “Chống nước: 30m”, 3 Bar hay 3ATM là đồng hồ có thể sử dụng được dưới nước khi xuống tới độ sâu 30m. Thực tế cách hiểu này không hoàn toàn đúng. Đây là ví dụ điển hình cho việc hiểu sai về độ chống nước của đồng hồi.
  • Những chỉ số được đặt ra ở điều kiện tiêu chuẩn và được thử nghiệm dưới nước trong môi trường tĩnh, nước tinh khiết không pha tạp chất, nên sẽ có sai lệch khi sử dụng trong điều kiện thực tế.

Hãy cùng SHOPDONGHO.com làm rõ hơn thông tin này nhé!

I. Thông tin chung về chức năng chống nước đồng hồ:

1. Các thuật ngữ chống nước của đồng hồ:

  • Water Resist (W.R): thuật ngữ này chỉ khả năng chống nước của đồng hồ đeo tay.
  • BAR là một đại lượng đo áp suất của Anh (thu hẹp trong nội dung bài viết này là áp lực của nước tác dụng lên đồng hồ).
  • ATM (là chữ viết tắt của Atmosphere = áp suất nước) cũng tương tự như BAR là một đại lượng đo áp suất phổ biến hiện nay.
  • M (còn gọi là Mét): chỉ độ sâu tối đa ở dưới nước đồng hồ có thể chịu được.
KHẢ NĂNG CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Các thuật nữ chống nước của đồng hồ

Có thể hiểu: 1 ATM = 1 BAR = 10M, đồng hồ có khả năng chịu được áp suất ở độ sâu 10m

Ví dụ: đồng hồ 5ATM = 5 BAR = 5M, tương đương việc đồng hồ chịu được áp suất ở độ sâu 50m

Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ đều ghi thông số chống nước trên nắp đáy đồng hồ. Thông số này thường được ghi là Water resist hoặc được viết tắt là “w.r” kèm theo một con số và đơn vị đo. Khách hàng vui lòng chú ý đến các thông số kỹ thuật khi mua đề phục vụ cho từng mục đích sử dụng cụ thể.

2. Thế nào là một chiếc đồng hồ chống nước tốt?

Đồng hồ chống nước đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản trong thiết kế đồng hồ hiện đại. Nhưng không phải tất cả đồng hồ chống nước đều giống nhau. Vậy thế nào là một chiếc đồng hồ chống nước tốt? Dưới đây là những điểm cần chú ý:

  • Tiêu chuẩn ISO 6425 là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để đánh giá, thẩm định một chiếc đồng hồ sử dụng cho việc bơi lặn, cũng chính là tiêu chuẩn để đánh giá một chiếc đồng hồ chống nước tốt.
  • Ở dòng đồng hồ lặn, có độ chống nước đạt chuẩn ISO 6425 sẽ được in nổi chữ DIVER’S WATCH (100, 200,…)M hoặc DIVER’S (100, 200,…)M.

Với tiêu chuẩn ISO 6425, một chiếc đồng hồ chống nước tốt phải có mức độ áp suất thấp nhất là từ 10m/10 ATM/10 Bar trở lên. Cùng với đó là 4 yêu cầu cơ bản sau:

  • Độ kín nước trong tất cả các cạnh vỏ đồng hồ (mặt đáy, nút ti, mặt kính,…)
  • Khả năng chống từ trường mức 4 800 A/m.
  • Khả năng chống lực chấn động.
  • Khả năng kháng nước mặn.

3. Cơ cấu chống nước của đồng hồ đeo tay?

Trên hầu hết những chiếc đồng hồ đeo tay hiện nay, bộ phận đang giúp bộ máy chiếc đồng hồ bạn đeo tránh khỏi sự xâm nhập của nước chính là gioăng.

Gioăng (còn có các tên gọi khác là gasket, ron hay O-ring) thực ra là một miếng đệm nhỏ thường được làm từ cao su hoặc Silicon có dạng vòng chữ O.

Cơ cấu chống nước của đồng hồ đeo tay chính là Gioăng
Cơ cấu chống nước của đồng hồ đeo tay chính là Gioăng
  • Nguyên lý hoạt động của vòng nhỏ này là được đặt tại các vùng như núm chỉnh chức năng, dưới mặt kính, lắp lưng,… ôm sát vào chi tiết máy nhằm tạo thành một niêm phong chống nước.
  • Tuy nhiên, do việc sử dụng qua thời gian mà những vòng ron này bị khô và mất dần đi tính đàn hồi. Dẫn đến khả năng chịu nước của chiếc đồng hồ giảm theo.
  • Vì thế, bạn cần lưu ý kiểm tra độ chống nước của đồng hồ khi bảo trì hàng năm để giữ cho sản phẩm của mình luôn bền đẹp nhất!

II. Tại sao đồng hồ cần có khả năng chống nước?

Trong cuộc sống hàng ngày, việc tiếp xúc với nước là điều khó tránh khỏi, dù đó là việc rửa tay, đi mưa hay tham gia vào các hoạt động dưới nước. Đối với một phụ kiện được đeo trực tiếp trên cơ thể như đồng hồ, khả năng chống nước trở thành một tính năng cần thiết.

Tác hại thường xảy ra với đồng hồ bị vào nước mà không được xử lí sớm!!

Đồng Hồ Cơ (Mechanical)

  • Sinh ra hiện tượng ố rỉ các cầu máy, ốc, bánh xe, vành tóc…
  • Khi nước bị trộn lẫn với dầu ở các đầu trục bánh xe, gây ra ma sát lớn, khi vận động nhiều có thể làm mòn hoặc gẫy trục các đầu bánh xe. Trường hợp này rất khó khăn để khắc phục, máy đồng hồ sẽ ngừng chạy hoặc chạy không ổn định.
  • Kim, cọc mặt số ố rỉ, rôm, mốc làm mất mĩ quan.Các chi tiết máy bị hoen rỉ, ố mốc làm mất thẩm mỹ, không còn đẹp. Thật tiếc khi 1 chiếc đồng hồ lộ đáy hoặc hở van tim mà xuất hiện ố gỉ trong máy đúng không các bác?

Đồng Hồ Pin (Quartz)

  • Mất thẫm mĩ ở ngoài mặt đồng hồ
  • Bộ máy đồng hồ Quartz dễ bị hư hại lớn.
  • Nước vào làm các mạch trên IC bị gỉ mốc và tỉ lệ chết IC là rất cao. Các mạch điện bị đoản mạch, pin dễ chảy nước làm hư hại thêm bộ máy.( IC là bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ Quartz mà khi lau dầu và thay bộ phận IC thì người dùng phải tốn lượng chi phí khá cao để thay thế và sửa chữa)
Hình ảnh những chiếc đồng hồ bị nước MẶT ĐỒNG HỒ MỜ vào đang được xử lí
Hình ảnh những chiếc đồng hồ bị nước MẶT ĐỒNG HỒ MỜ vào đang được xử lí

III. Quy định sử dụng cụ thể cho từng mức chống nước của đồng hồ

Như đã đề cập ban đầu, hầu hết chúng ta đều đang hiểu sai định nghĩa và công dụng của các chế độ chống nước trên đồng hồ đeo tay. Đồng hồ có ký hiệu 3ATM – tương đương với 30m – nhưng không có nghĩa là chiếc đồng hồ này dùng để lặn ở độ sâu 30m, tương tự cho các mức chống nước còn lại.

Dưới đây là bảng các mức chịu nước và hướng dẫn chi tiết về mức độ chịu nước của đồng hồ:

Tham khảo bảng hướng dẫn sử dụng đồng hồ chống nước
Tham khảo bảng hướng dẫn sử dụng đồng hồ chống nước

Có 6 cấp độ chống nước khác nhau cho đồng hồ đeo tay:

  • Cấp độ 1: Không thể chống thấm nước (Water Resistant)

Đây là cấp độ thấp nhất, đồng hồ của bạn gần như không thể chống chọi được với nước hoặc chỉ chống được trong một thời gian cực ngắn trong điều kiện đi mưa hoặc rửa tay. Thông số này hay được ghi trên các loại đồng hồ thời trang hoặc đồng hồ kém chất lượng để làm lóa mắt người tiêu dùng (Chỉ ghi mỗi dòng chữ Water Resistant hoặc WR mà không ghi kèm số và đơn vị đo).

  • Cấp độ 2: Chống nước 10m = 1 ATM = 1 BAR hoặc 30m = 3 ATM = 3 Bar 

Đây là loại thông số phổ biến nhất, áp dụng cho đa số các mẫu đồng hồ có mức giá phải chăng hoặc các loại đồng hồ thời trang. Những chiếc đồng hồ có thông số kỹ thuật này thích hợp với việc rửa tay, đi mưa. Tuy nhiên người dùng nên tránh việc đeo đồng hồ khi đi tắm và bơi lặn.

  • Cấp độ 3: Chống nước 50m = 5 ATM = 5 Bar

Những mẫu đồng hồ sở hữu thông số này có khả năng chống chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa. Theo tiêu chuẩn chung thì đồng hồ với thông số này có thể đi tắm trong điều kiện nước sinh hoạt gia đình, tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích việc này.

  • Cấp độ 4: Chống nước 100m = 10 ATM = 10 Bar

Là thông số cho phép bạn đeo đồng hồ khi rửa tay, đi mưa, tắm. Nhờ thông số này, chiếc đồng hồ có thể sử dụng cho việc bơi lội với bể bơi trong nhà. Bạn nên tránh bơi vào vùng nước sâu vì khi tiếp xúc quá lâu với áp suất lớn, các gioăng cao su của đồng hồ có khả năng bị ảnh hưởng dẫn tới việc thấm nước vào bên trong.

  • Cấp độ 5: Chống nước 200m = 20 ATM = 20 Bar hoặc 300m = 30 ATM = 30 Bar

Với thông số này, đồng hồ thường được thiết kế núm xoáy vít vặn, mang tới khả năng chống nước cực tốt. Đây là thông số thường xuất hiện trên các loại đồng hồ diver (loại đồng hồ chuyên cho bơi lặn). Ví dụ như chiếc Orient Mako, Seiko SKX007,009,…Chủ nhân của đồng hồ có mức chịu nước này có thể tự tin đeo đồng hồ khi bơi lặn hay những hoạt động thể thao khám phá dưới biển.

  • Cấp độ 6: Các mức đặc biệt (770m/77 ATM/77 Bar, 1000m/100 ATM/100 Bar hoặc 2000m/200 ATM/200 Bar)

Đây là mức độ chống nước cao nhất của đồng hồ, với mức độ chống nước này thì bạn có thể làm bất kỳ những gì mình thích mà không phải lo đồng hồ bị vào nước. Các thông số này thường chỉ xuất hiện trên các đồng hồ bơi lặn chuyên nghiệp

Có 6 cấp độ chống nước khác nhau cho đồng hồ đeo tay
Có 6 cấp độ chống nước khác nhau cho đồng hồ đeo tay

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện và dịch vụ bảo dưỡng/ sửa chữa đồng hồ đeo tay đúng cách để tránh bị vào nước, Quý khách hàng vui lòng truy cập ngay vào đây: [Dẫn link bài viết]

IV. Các lưu ý khi sử dụng đồng hồ để chống bị vào nước 

Xin Quý khách hàng lưu ý rằng: dù chỉ số chống nước trên đồng hồ của bạn có lớn đến mức nào thì chắc chắc không thể chống nước tốt mãi mãi. Qua thời gian dài sử dụng, gioăng chống nước bằng cao su của đồng hồ sẽ dần bị cũ mòn, mục nát, sơ cứng và hết co giãn; điều này dẫn đến việc đồng hồ không thể kháng nước thêm nữa.

Do đó, khách hàng cần ghi chú lại các việc sau để tăng độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng: 

  1. Bảo dưỡng và thử nước định kì giúp phát hiện kịp thời trục trặc ở các bộ phận chống nước, có biện pháp khắc phục kịp thời và duy trì được chất lượng đồng hồ bền lâu.
  2. Sau khi đi bơi, đi tắm biển, lặn biển hay đi mưa, người dùng nên rửa sạch lại bằng nước thường cũng như lau khô đồng hồ để các loại muối, hoá chất không làm ăn mòn gioăng chống nước đồng hồ.
  3. Trước khi đi bơi lặn, đi tắm, luôn nhớ đóng tất cả các chốt điều chỉnh trước khi tiếp xúc với nước và tuyệt đối không được chốt khi đang trong môi trường nước.
  4. Tuyệt đối không được cho đồng hồ tiếp xúc nước nóng, nước đá, hoặc không được đeo đồng hồ vào phòng xông hơi.
KHẢ NĂNG CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Đồng hồ chống nước

Ngoài việc đọc thông số kỹ thuật ta có thể phán đoán khả năng chịu nước của đồng hồ dựa trên một số đặc điểm ngoại quan. Ví dụ:

  • Đồng hồ siêu mỏng: chịu nước kém
  • Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng): chịu nước trung bình
  • Đồng hồ nữ kiểu lắc: chịu nước kém hoặc trung bình (3ATM)
  • Đồng hồ lắp dây da: thường chịu nước ở mức trung bình.
  • Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: thường chịu nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một số loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.
  • Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản.
  • Đáy cậy: chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.
  • Đáy xoay (vặn ren): chống nước tốt
  • Đáy bắt vít: chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.
  • Đáy lắp kính (see through back) vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn rõ bộ máy bên trong: chống nước trung bình.
Các lưu ý khi sử dụng đồng hồ để chống bị vào nước 
Các lưu ý khi sử dụng đồng hồ để chống bị vào nước

Trên đây là kiến thức hữu ích mình gửi đến bạn. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn và phân biệt được các cấp độ chống nước của đồng hồ. Từ đó có cách sử dụng đồng hồ đúng với chỉ số riêng của nó.

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến