SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỐNG XƯỚC CỦA CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ

Nhìn chung mặt kính đồng hồ có 4 loại là mặt kính Mica, mặt kính Sapphire, Kính Hardlex và mặt kính Mineral. Mỗi loại có ưu nhược điểm, công dụng khác nhau và khả năng chống trầy xước cũng khác nhau. Cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu về đặc điểm của từng loại mặt kính đồng hồ qua bài viết này nhé!

SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỐNG XƯỚC CỦA CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ
SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỐNG XƯỚC CỦA CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ

🌸 Kính Mica (Kính Arcylic)

Ưu điểm:

  • Chất liệu cấu tạo: từ một loại nhựa tổng hợp
  • Kính mica dễ dàng được uốn nắn, bẻ cong để tạo ra nhiều thiết kế đa dạng phù hợp yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Giá thành rẻ, dễ dàng thay mới khi cần thiết
  • Dễ dàng đánh bóng
  • Có độ trong suốt cao, dễ dàng nhìn mặt số trong nhiều hoàn cảnh
  • Mặt kính Mica lồi đặc biệt tạo hiệu ứng thẩm mỹ cao

Nhược điểm

  • Độ cứng: có độ cứng thấp nhất trong tất cả các loại kính

Độ cứng chỉ đạt 300 vicker (VK) – đây là con số khá nhỏ, nên sau một thời gian sử dụng kính sẽ bị mờ, trầy xước và nhìn khá xấu.

Thông tin khác:

Trong lịch sử, kính mica từng được các thương hiệu danh tiếng sử dụng cho những sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ, hiện tại đây là loại kính có chất lượng thấp nhất và thường được dùng trên những mẫu đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ trẻ em.

Ngoài tên kính Mica, một số nơi vẫn gọi đây là Kính nhựa.

Mặt kính đồng hồ Mica
Kính Mica (Kính Arcylic)

🌸 Mineral Crystal (Kính khoáng):

Chất liệu cấu tạo: là loại kính thủy tinh được pha thêm khoáng chất nhằm tăng độ cứng và độ bền

Mineral Crystal (Kính khoáng)
Mineral Crystal (Kính khoáng)

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ. Rất dễ dàng mua tại các trung tâm sửa chữa đồng hồ
  • Dễ dàng đánh bóng như mới khi bị trầy
  • Độ cứng tốt – khả năng chịu va đập tốt.
  • Độ trong suốt tốt
  • Khi xảy ra rơi vỡ, kính cứng sẽ vỡ vụn thành từng mảnh, không có độ sắc và hạn chế tổn hại đến người sử dụng.
  • Dễ tạo hình

Nhược điểm:

  • Dễ bị trầy xước.

Thông tin khác:

  • Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ loại kính này nhưng theo một cách thông thường và hay được sử dụng nhất thì nó có tên là kính cứng.
  • Kính cứng tích hợp điểm mạnh của kính mica và khắc phục điểm yếu của kính sapphire là vừa có độ chịu lực tốt vừa dễ dàng đánh bóng và thay thế với chi phí hợp lý.
  • Kính hardlex độc quyền của nhà Seiko cũng được xếp vào loại kính cứng. Loại kính này được cải tiến với khả năng chống xước tốt hơn kính cứng thông thường.
  • Kính cứng thường được dùng chủ yếu ở đồng hồ Nhật và hầu hết các dòng đồng hồ thể thao chuyên dụng cho việc vận động mạnh.

🌸  Hardlex Crystal (Kính Hardlex): 

Chất liệu cấu tạo: thủy tinh Borosilicate – thủy tinh phòng thí nghiệm được bổ sung thêm phụ gia nhằm tăng độ cứng.

Hardlex Crystal (Kính Hardlex)
Hardlex Crystal (Kính Hardlex)

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu va đập và chấn động tốt
  • Có khả năng chống trầy xước cao hơn kính cứng
  • Giá thành rẻ
  • Độ trong suốt tốt
  • Dễ dàng đánh bóng như mới khi bị trầy

Nhược điểm:

  • Là loại kính độc quyền của Seiko nên rất khó để mua
  • Thay thế kính Hardlex Crystal cũng rất khó khăn vì dễ bị nứt và bể.

Thông tin khác:

  • Có thể tìm thấy kính Hardlex trên đồng hồ Seiko và hai thương hiệu con là Lorus và Pulsar

🌸  Sapphire Crystal (Kính sapphire): 

Chất liệu cấu tạo: bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các khối Sapphire

Ưu điểm:

  • Độ cứng: Khả năng chịu va đập và chấn động tốt. Độ cứng của kính sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs.
  • Độ trong suốt tốt
  • Chống xước: Có khả năng chống trầy xước rất cao

Chỉ khi lực va quệt mạnh tập trung ở một điểm nhất định hoặc cọ xát với những chất liệu cứng hơn sapphire như kim cương mới có thể làm cho kính sapphire trầy xước. Độ chống xước của sapphire còn phụ thuộc vào độ dày, mỏng khi chế tác.

Nhược điểm:

  • Có độ giòn cao, dễ nứt, vỡ khi bị lực tác động
  • Không thể đánh bóng và thay mới
  • Chi phí cao: gấp đôi gấp ba so với giá thành của kính cứng và kính mica.

Thông tin khác:

  • Chỉ có một loại đá di nhất trong tự nhiên có độ cứng hơn và có thể làm trầy xước được sapphire đó chính là kim cương.
  • Sapphire là chất liệu kính cao cấp nhất trên đồng hồ hiện nay. Ở những mẫu đồng hồ trung cấp đến cao cấp, kính sapphire thường có độ dày nhất định, vừa có khả năng chống xước cao vừa không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. 

Xem thêm: Thay kính Sapphire cho đồng hồ giá bao nhiêu tiền? Ở đâu?

  • Kính sapphire được chia ra làm những loại sau :

 – Kính sapphire tráng mỏng/tráng dày:

  • Đúng như tên gọi, đây thật chất chỉ là kính cứng được tráng thêm 1 lớp dày hoặc mỏng sapphire (tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng thường hiệu) 
  • Do vậy, độ chống xước của kính này chỉ ở mức độ trên trung bình
  • Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào độ dày mỏng của lớp tráng và tần suất sử dụng đồng hồ của người dùng sẽ ảnh hưởng tới thời gian tồn tại của lớp tráng sapphire trên mặt kính này.
Sapphire Crystal (Kính sapphire)
Sapphire Crystal (Kính sapphire)

– Kính sapphire nguyên khối :

  • Đây là sapphire được chế tác nguyên khối, không có bất kỳ chất liệu làm nền nào khác như kính sapphire tráng mỏng/dày. 
  • Ưu điểm của kính sapphire nguyên khối bao gồm: toả ra ánh sáng 7 sắc cầu vòng dưới ánh mặt trời; chống xước và chống va đập cấp độ cao nhất; có độ hoàn thiện cao nên mang nét tinh xảo và sang trọng cho đồng hồ.
  • Đây là loại kính thường thấy ở những dòng đồng hồ chính hãng cao cấp của Nhật Bản, Thuỵ Sĩ, Đức cùng nhiều thương hiệu khác.

SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỐNG XƯỚC CỦA CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ 1

Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu mặt kính đồng hồ. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của SHOPDONGHO.com tại Fanpage SHOPDONGHO.com bạn nhé.

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến