Dạ quang là gì? Dạ quang đồng hồ sáng được bao lâu?

Đang thắc mắc về khái niệm ‘dạ quang’ trong đồng hồ là gì? Và thời gian mà đồng hồ dạ quang có thể sáng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về dạ quang, một thành phần quan trọng giúp tăng cường tính năng đọc giờ trong điều kiện ánh sáng yếu. Cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của dạ quang và thời gian mà dạ quang trên đồng hồ có thể sáng một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Dạ quang là gì? Dạ quang đồng hồ sáng được bao lâu?
Dạ quang là gì? Dạ quang đồng hồ sáng được bao lâu?

1. Chất liệu dạ quang đồng hồ là gì?

Dạ quang là một hợp chất hoá học có khả năng phát sáng không hề toả nhiệt trong bóng tối (nhờ hấp thụ năng lượng ánh sáng hoặc do các phản ứng hoá học) và giảm sáng dần theo thời gian cho đến khi được sạc một lần nữa.

Dạ quang trên đồng hồ là một dạng vật liệu được áp dụng trên các chi tiết như cọc số, kim giờ và kim phút, tạo ra hiệu ứng phát sáng trong điều kiện thiếu ánh sáng hay ban đêm, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc đọc giờ. Trong lịch sử, vào thế kỷ 19, các thợ chế tác đồng hồ đã khai thác các chất phóng xạ như Radium và Tritium để tạo ra hiệu ứng dạ quang.

Điểm khác nhau giữa dạ quang huỳnh quang (thường xuất hiện ở các bóng đèn nhà) là:

🔴 Dạ quang là loại ánh sáng lạnh. Trong thiên nhiên, hiện tượng phát quang sinh học xuất hiện ở dưới bụng của những con đom đóm cũng được gọi là một loại dạ quang tự nhiên, không sinh nhiệt.

🔴 Huỳnh quang là loại ánh sáng nóng, tạo sự phát quang khi phân tử hấp thụ năng lượng dạng nhiệt (phonon) hoặc dạng quang (photon). Huỳnh quang thường thấy ở bóng đèn và có khả năng sinh nhiệt.

Dưới ánh sáng, dạ quang đồng hồ là một dải màu (thường sẽ có màu trắng), phủ trên các kim, vòng số giờ, viền bezel vòng ngoài hay cả toàn bộ mặt số đồng hồ và sẽ phát sáng trong tối theo nhiều kiểu màu sắc tùy theo bí quyết riêng của thương hiệu.

Hiện nay, tính năng dạ quang trên đồng hồ được xem là một trong những biểu tượng của công nghệ tân tiến và thường được các thương hiệu lớn mang ra làm tiêu chí só sánh xem ai sáng mạnh hơn, đẹp hơn, lâu hơn v.v…

2. Lịch sử các chất liệu dạ quang cho đồng hồ – Có bao nhiêu loại chất phát quang cho đồng hồ?

Chất liệu phát quang phóng xạ Radium hay còn được gọi là Radioluminescence được Marie Curie phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 và là chất liệu phát quang sử dụng cho đồng hồ sớm nhất.

Radioluminescence là hỗn hợp giữa radium và kẽm sunfua, được tráng lên kim và số ở mặt đồng hồ, có thể phát quang rất sáng và liện tục trong 50 năm liền rồi tắt.

Marie Curie nhận thấy rằng Radioluminescence phát quang không đến từ chất liệu Radium mà là xuất phát từ sự ion hoá chất liệu kim loại trong quá trình phóng xạ của Radium. Cho đến khi ion hoá hết thành phần kim loại thì ánh sáng cũng tắt hẳn.

Tuy nhiên, việc sở hữu những chiếc đồng hồ phát quang từ chất liệu Radium cực kỳ nguy hiểm. Radium có chất phóng xạ cực kỳ cao, có hại cho sức khoẻ con người và là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu vào thế kỉ 20, 21.

Chính vì vậy, Chất phóng xạ từ kim đồng hồ sử dụng Radium có thể len lõi qua các ngóc ngách và xâm nhập vào không khí, thấm vào da người đeo.

Nếu bạn có sở hữu một chiếc đồng hồ phát quang trước những năm 1960, bạn sẽ thấy chúng không còn phát quang nữa do thành phần kẽm sunfua đã được ion hoá hết. Nhưng thành phần radium cũng có thể vẫn còn trong chiếc đồng hồ cổ ấy, vì thế khi sở hữu một chiếc đồng hồ phát quang cổ xưa, bạn cần phải cực kỳ cẩn thận với chúng.

Trước đây, người chịu tác hại trực tiếp của chất liệu này chính là những nữ nhân công làm công việc gia công, sơn chất phát quang cho mặt số đồng hồ. Những nữ nhân công này phải nhấp lưỡi lên những cây cọ vẽ nhiều lần để giữ nếp cho cọ trước khi sơn phết chất liệu radioluminescence lên chữ số cho chính xác và đều màu.

Rất nhiều những nữ nhân công đã bị mắc bệnh và đã mất khi làm việc với chất liệu radioluminescence.

Nhưng cho tới những năm thập niên 50, tác hại của radioluminescence mới được pháp luật nhận thức rõ ràng và đưa ra điều luật cấm sử dụng radioluminescence vĩnh viễn trên đồng hồ.

Từ đó các nhà sản xuất đồng hồ cần phải sáng tạo ra một loại chất liệu khác để thay thế chất liệu vô cùng độc hại trên.

Lịch sử các chất liệu dạ quang cho đồng hồ
Lịch sử các chất liệu dạ quang cho đồng hồ

3. Những chất liệu phát quang phổ biến cho đến hiện nay

Hiện nay, dạ quang đồng hồ được sử dụng chủ yếu có hai loại: Lân quang và Tritium.

3.1. Tritium

🔴 Lịch sử phát triển:

Từ năm 1968 cho tới 1978, chất liệu Tritium được sáng chế để thay thế cho Radioluminescence để sử dụng cho những chiếc đồng hồ phục vụ cho quân đội và được những người trong quân ngũ rất ưa thích sử dụng.

🔴 Nguyên tố hoá học:

Tritium là hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử Hidro.

🔴 Cách thức hoạt động:

Tritium hoạt động gần giống với cách hoạt động của bóng đèn huỳnh quang. Khi radium là một lớp sơn trên mặt số còn Tritium trong đồng hồ hoạt động như một khí gas, được phả kín bên trong thanh số dạng ống đóng phủ bột phốtpho. Ở trong thanh số, bột phốt pho bị sự tấn công của các electron điện tử từ khí tritium và sẽ phát sáng.

🔴 Tính chất:

  • ✔️ Tritium vẫn là một dạng chất phóng xạ. Tuy lành tính hơn so với Radium nhưng các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và theo dõi sát sao chất này.
  • ✔️ Tuổi thọ trung bình của Tritium rơi vào khoảng 12,3 năm, có một số dòng đồng hồ có kỹ thuật có thể kéo dài tuổi thọ Tritium lên đến 25 năm, chúng phát quang liên tục mà không cần sạc và có thể được tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau.
  • ✔️ Tritium có thể phát sáng ra nhiều màu sắc khác nhau. Các màu sắc mà chúng phát sáng sẽ được dựa trên lớp sơn được sử dụng trên các ống của đồng hồ.
  • ✔️ Màu xanh lá cây được cho là tốt nhất cho Tritium và dễ nhìn thấy nhất trong bóng tối.
Dạ quang là gì? Dạ quang đồng hồ sáng được bao lâu? 1
Bảng nghiên cứu độ sáng của Tritium dựa theo màu sắc.

3.2. Lân quang (Phosphorescence)

Lịch sử hình thành:

Lân quang là tên gọi được dùng để miêu tả các chất phát sáng trong bóng tối mà không cần cháy. Nguồn gốc của tên gọi “lân quang” là do ánh sáng phát ra trong bóng tối bởi hiện tượng lân quang giống như ánh sáng lân tinh, phát ra bởi các hợp chất của phốtpho khi phản ứng hóa học ôxi hóa trong không khí.

Lân quang đã được các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc biết đến và sử dụng từ thuở cả ngàn năm trước trên các bức hoạ nổi tiếng và trên những vật trang sức vẫn còn giữ lại đến ngày nay mà bạn có thể chiêm ngưỡng tại các bảo tàng.

Ứng dụng:

Những vật dụng đó của người Châu Á đã khiến cho người châu Âu thế kỷ 18 thực sự ấn tượng và đã phải không ngừng mày mò tìm ra nguyên nhân phát sáng.

Và đó cũng là niềm cảm hứng để những người thợ đồng hồ sử dụng, tìm tòi, phát minh ra các loại vật liệu có thể phát sáng để phủ lên dấu giờ và kim giúp cho người dùng nhanh chóng biết thời gian ngay cả trong bóng tối.

Ngoài sử dụng cho đồng hồ, lân quang còn là một chất liệu rất quan trọng đối với các ngành thiên về khoa học và kỹ thuật như ngành y, ngành hội hoạ, kiến trúc, thẩm mỹ học,…

Tính chất:

Các vật liệu sản xuất lân quang thường là hợp chất hóa học của kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm. Chúng thường được pha trộn thêm các hoạt chất từ một chất nền.

  • Chất nền có thể là ôxít, sunfua, selenua, silicat của kẽm, cadmi, mangan, nhôm, silic, hay các kim loại đất hiếm.
    Các hoạt chất, giúp gia tăng thời gian phát sáng có thể là các kim loại như đồng, bạc. Nếu pha thêm niken có thể làm giảm thời gian phát sáng.
  • Hai hợp chất phổ biến nhất cho chất liệu lân quang của đồng hồ là Stronti Aluminat(SrAl2O4) và kẽm sunfua(ZnS) giúp phát sáng mạnh hơn và lâu hơn, thường được sử dụng trong các dòng đồng hồ chức năng cao cấp.
Dạ quang đồng hồ là gì? có bao nhiêu loại? sáng được bao lâu?
Đồng hồ dạ quang

Các loại lân quang đồng hồ phổ biến nhất hiện nay

  • SuperLumiNova: được phát minh năm 1993, bởi công ty Nemoto của Nhật Bản. Đây là chất liệu có khả năng phát quang lâu, độ phát sáng mạnh, thân thiện với môi trường, với sức khỏe, đồng thời năng lượng của nó không bị cạn kiệt. Super Luminova được sử dụng trên rất nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp hiện nay. Super Luminova sạc năng lượng bằng cách hấp thụ ánh sáng.
  • LumiBrite: là chất liệu sử dụng trên các mẫu đồng hồ đến từ thương hiệu Seiko. Đối với LumiBrite, khi sạc 10 phút dưới ánh sáng mạnh thì nó có thể phát quang trong thời gian từ 3 đến 5 tiếng. Tương tự như Super Luminova, năng lượng dự trữ của LumiBrite cũng là vô tận.
  • Nautilite
  • NoctiLumina với cùng công thức là Stronti Aluminat và hợp chất kim loại kết hợp chất nền sunfua.
  • Citizen Natulite: được phát minh bởi thương hiệu Citizen vào năm 1986. Chất liệu này có khả năng giữ sáng lâu và khá bền vững.
  • Luminox Light: có thể phát sáng liên tục trong suốt 1 năm mà không cần phải sạc. Tuổi thọ của vật liệu này có thể kéo dài tới 25 năm.

Loại lume thông dụng nhất hiện nay là SuperLuminova được sử dụng cho cả đồng hồ Nhật Bản và đồng hồ Thuỵ Sỹ, là một phát minh của công ty Nemoto (Nhật Bản) vào năm 1993.

Nó cần hấp thụ ánh sáng (thiên nhiên lẫn nhân tạo) đễ sạc năng lượng và phát quang không lâu dài bằng Tritium, nhưng nó có độ phát sáng mạnh hơn Tritium, không bị cạn kiệt năng lượng mà còn thân thiện với môi trường, sức khỏe của con người.

SuperLuminova được sản xuất với 5 màu theo tiêu chuẩn ISO 17514.

– lume C1 cho ánh sáng trắng

– lume C3 cho ánh sáng vàng

– lume C5 cho ánh sáng xanh lá vàng

– lume C7 cho ánh sáng xanh lá

– lume C9 cho ánh sáng xanh.

Trong đó lume C3 thường được dùng trong đồng hồ lặn, đồng hồ phi công, đồng hồ thể thao có độ phát quang mạnh nhất và thời gian sáng lâu nhất.

Các loại lân quang đồng hồ phổ biến nhất hiện nay
Các loại lân quang đồng hồ phổ biến nhất hiện nay

Bảng nghiên cứu độ sáng của SuperLuminova dựa theo màu sắc

Độ sáng mạnh yếu của các loại lân quang cho các dòng đông hồ sẽ phụ thuộc vào loại màu và số lớp lân quang được phủ trên đồng hồ.

3.3 Phân biệt 2 loại dạ quang đồng hồ

✦ Để phân biệt dễ dàng và đơn giản nhất, trên một số mẫu đồng hồ sẽ được ghi kí hiệu để nhận biết được các loại dạ quang khác nhau được sử dụng:

– “L Swiss Made L”: đồng hồ Thụy Sĩ sử dụng dạ quang loại SuperLumiNova

“T Swiss Made T”: đồng hồ Thụy Sĩ sử dụng dạ quang loại Tritium

“GTLS”: viết tắt của Gaseous Tritium Light Source, dùng để chỉ các ống dạ quang Tritium công nghệ cao. Trong đó T25 và T100 là kí hiệu để chỉ lượng phóng xạ bên trong từng loại lume (T25 tương đương 25mCi, T100 tương đương mức trên 25mCi và lên đến 100mCi).

Các loại dạ quang đồng hồ
Các loại dạ quang đồng hồ

Đồng hồ sử dụng dạ quang L swissmade L là dạ quang Superluminova

4. Các câu hỏi liên quan đến dạ quang đồng hồ

4.1.   Dạ quang đồng hồ sáng trong bao lâu?

Tuỳ vào khoảng thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, dạ quang đồng hồ có thể phát quang trong khoảng 5-10 tiếng.

  • Về nguồn sáng: Hiệu ứng phát sáng của các loại dạ quang đều được sinh ra từ ánh sáng tìm hoặc tia cực tím. Chính vì vậy, thời gian sạc cũng bị chịu tác động lớn bởi chất lượng của nguồn và ánh sáng mặt trời đối bất cứ loại chất dạ quang đồng hồ nào.
  • Về chất liệu dạ quang:
    • Radioluminescence: Thời gian sáng của dạ quang có chất liệu Radioluminescence lên tới 50 năm.
    • Tritium: Tuổi thọ trung bình của tritium khoảng 12,3 năm, có thể kéo dài đến 25 năm, phát quang liên tục
    • Lân quang: Thời gian phát sáng của Lân Quang sẽ khoảng 3 đến 5 giờ

4.2.   Tại sao đồng hồ bị yếu dạ quang sau một thời gian sử dụng?

Nước, độ ẩm, nhiệt độ chính là 3 lý do chính làm yếu đi dạ quang của lân quang. Khi đồng hồ bị vào nước hoặc hơi nước xâm nhập sẽ làm dạ quang bị yếu dần, bị rửa trôi hoặc chết sáng. Cho đồng hồ tiếp xúc trong môi trường có nhiệt độ nóng lạnh thất thường, cũng sẽ làm xuất hiện hiện tượng ngưng tụ hơi nước, khiến mặt trong đồng hồ bị hấp hơi nước và chất liệu dạ quang cũng bị ảnh hưởng.

Dạ quang đồng hồ là gì? có bao nhiêu loại? sáng được bao lâu?
Dạ quang đồng hồ sáng trong bao lâu?

4.3.  Loại dạ quang nào mạnh nhất?

Loại dạ quang của lân quang sẽ phát quang mạnh hơn tritium, nhưng chỉ phát sáng trong khoảng 2- 10 tiếng là chúng sẽ tắt dần và cần nạp thêm nguồn sáng. Tritium sẽ “tự lập” hơn, ổn định hơn và có thể phát sáng liên tục lên tới 25 năm rồi cạn năng lượng.

Vì thế lân quang thường được sử cho các dòng đồng hồ có hoạt động ngoài trời lẫn nơi tối tăm như dòng đồng hồ thợ lặn, đồng hồ thể thao. Còn tritium sẽ thường được sử dụng cho các dòng đồng hồ quân đội, đồng hồ phi công của các ngành nghề phải hoạt động lâu dài trong bóng đêm ví như quân đội hoặc phi công.

4.4.   Cách sạc loại dạ bằng chất liệu lân quang ở đồng hồ

Khả năng hấp thụ năng lượng để phát quang của hợp chất lân quang được đẩy lên đến tối đa khi bị kích thích bởi tia cực tím UV (Ultra Violet) hoặc ánh tím từ ánh sáng mặt trời.

  • Vì thế ánh sáng mặt trời là nguồn sạc năng lượng lý tưởng nhất, chỉ cần phơi đồng hồ ra ngoài trời nắng buổi sáng vừa khoảng 10 – 30 phút là năng lượng dạ quang sẽ được “đong đầy”. Không nên phơi giữa trưa vì ánh nắng buổi trưa rất mạnh có thể làm nóng và phá huỷ chất liệu tổng thể của đồng hồ.
  • Hoặc bạn có thể sạc bằng cách đặt mặt số ngay bên dưới bóng đèn bàn khoảng 20-50 cm, thời gian sạc dao động trong khoảng 30 phút – 1 tiếng tùy loại đèn. Chú ý không để nhiệt độ bóng đèn làm hư đồng hồ
  • Ngoài ra, người đeo có thể sạc siêu nhanh bằng đèn LED thông thường ở trên điện thoại, sau khi chiếu thẳng đèn LED vào phần sơn dạ quang chừng 15 phút là nó sẽ sáng lên mạnh trở lại.

Các mức thời gian trên chỉ là khoảng ước lượng chung, ta còn tuỳ vào các công thức dạ quang riêng của mỗi hãng.

Ví dụ:

  • Dạ quang LumiNova/Super-LumiNova (của Nemoto Nhật Bản và công ty đối tác Thụy Sĩ RC TRITEC) có trên phần lớn đồng hồ (Thụy Sĩ, Nhật, Mỹ, Đức…) cho thời gian sáng rực rỡ 1 tiếng, kéo dài độ sáng đến 10 tiếng nhưng phải sạc 30-45 phút.
  • Dạ quang LumiBrite độc quyền trên đồng hồ Seiko cho thời gian sáng rực rỡ kéo dài 3-5 tiếng nhưng sạc chỉ cần 10-15 phút.

Chú ý là:

  • Không được sạc bằng các loại đèn sưởi, đèn hồng ngoại, đèn phát nhiệt vì bước sóng (bước sóng dài) của các loại ánh sáng đèn này không phù hợp với dạ quang đồng hồ, đặt đồng hồ gần dễ làm hủy hoại bộ máy do nhiệt độ tăng cao.
  • Lân quang vĩnh viễn không bị cạn năng lượng nhưng chúng sẽ “tắt nắng” khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm. Mỗi khi đồng hồ bị vào nước hoặc hơi nước xâm nhập khi nứt vỡ kính sẽ làm dạ quang bị yếu dần hoặc chết, không thể “chữa” chỉ có thể thay mới.
Dạ quang đồng hồ là gì? có bao nhiêu loại? sáng được bao lâu?
Cách sạc loại dạ bằng chất liệu lân quang ở đồng hồ

4.5.   Có Nên Làm Sáng Dạ Quang Đồng Hồ ở những cửa tiệm nhỏ, không đảm bảo kỹ thuật

Việc chọn làm sáng dạ quang đồng hồ tại các cửa tiệm giá rẻ và chưa có uy tín sẽ mang đến những rủi ro sau:

  • Nhiều chỗ làm sáng dạ quang đồng hồ giá rẻ không có thiết bị đúng để mở vỏ, tháo kính của đồng hồ làm trầy xước vỏ, hư bộ máy.
  • Sử dụng hoá chất dạ quang “dởm” không đảm bảo chất lượng
  • Không vệ sinh kỹ mặt số và kim trước khi sơn tẩm dạ quang.
  • Sơn tẩm dạ quang cẩu thả, xiên vẹo, không đều màu.
  • Lắp đặt lại mà không kiểm tra bảo đảm độ chống nước của đồng hồ, khiến đồng hồ sẽ dễ dàng bị vào nước sau khi sửa chữa.

5. Địa điểm làm sáng dạ quang đồng hồ uy tín và bán đồng hồ dạ quang chính hãng

Để tránh mua phải những chiếc đồng hồ dạ quang không đạt chuẩn hoặc mua phải hàng Fake, Khách hàng nên chọn lựa những đơn vị phân phối đồng hồ chính hãng uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

SHOPDONGHO.com tự hào là một trong những cửa hàng đồng hồ chính hãng hàng đầu hiện nay. Đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm tốt và cam kết chất lượng chính hãng 100%. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản sẽ tư vấn cho Khách hàng những thiết kế đáp ứng nhu cầu của từng khách.

Nhanh tay liên hệ với Cửa hàng bán đồng hồ dạ quang chính hãng SHOPDONGHO.com để nhận được các ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay bạn nhé.

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến