Đồng hồ kim thép xanh đã xuất hiện từ lâu nhưng những năm sau này mới thực sự trở thành xu hướng thời trang và đẳng cấp khi những người chơi đồng hồ không chỉ nhìn vào độ xa xỉ của thương hiệu hay những viên kim cương bóng loáng đính kèm. Họ quay lại những giá trị cũ và dành một niềm đam mê đặc biệt cho sự kỳ công mà những nghệ nhân đã bỏ ra cho từng công đoạn lắp bánh răng hay từng bước chế tác những cây kim mỏng nhất.

Vậy kim thép xanh là gì và các bước chế tác kỳ công thế nào mà những người mê đắm với biểu tượng bất tử này là dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để có được nó?
Bài viết dưới đây SHOPDONGHO.com xin gửi riêng cho những người chơi mới nhập môn – những người đang trên đường xây dựng nên gu chơi đồng hồ cho riêng mình.
Nội dung chính
Kim thép xanh là gì?

Về cơ bản, kim thép xanh được ra đời nhằm mục đích chống sự gỉ sét theo thời gian bằng phương pháp Bluing Steel (Xanh hóa thép) – một trong những phương pháp phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất. Chính vì vậy, những chiếc kim thép xanh được xem là đại diện cho sự xa xỉ của thế giới đồng hồ đeo tay.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại kim thép xanh là:
- Kim sơn xanh
- Kim nung xanh
Do yêu cầu kỹ thuật cao nên khi đề cập đến sự đẳng cấp của kim thép xanh, người dùng sẽ chỉ nhớ đến Kim nung xanh.
Giải thích kỹ thuật Bluing Steel
- Bluing Steel là tên gọi chung của kỹ thuật biến đổi màu sắc cho kim loại. Cụ thể, nguyên tố Sắt (Fe) có trong thép kết hợp với Oxy dưới tác dụng của các yếu tố vật lý và hoá học để tạo thành lớp Oxyd sắt – Fe3O4 có màu xanh bám trên bề mặt của tấm thép ban đầu.
- Ngoài nhiệm vụ trang trí, lớp Oxyd Sắt màu xanh sẽ đảm nhận nhiệm vụ ngăn cách lớp thép bên dưới với Oxy ngoài không khí giúp cho thép không gỉ. Đồng thời, đây cũng là một vật liệu hoàn mỹ giảm sự phản chiếu của ánh sáng vào đôi mắt chúng ta thường gặp trên các chất liệu kim loại.
Các bước tạo nên kim thép xanh trên đồng hồ
Như đã đề cập ở trên, chúng ta có 2 loại kim thép xanh. SHOPDONGHO.com gửi đến bạn các bước tạo cụ thể cho từng loại nhé.
1. Quá trình chế tạo kim sơn xanh
Như tên gọi, lớp xanh của kim được sơn lên. Việc chế tạo kim sơn xanh được chia làm 5 giai đoạn:
- ? Giai đoạn 1: Tôi cứng kim
- ? Giai đoạn 2: Gia công loại bỏ bavia trong nguyên liệu
- ? Giai đoạn 3: Thực hiện Ram hay còn gọi là nung lần 1. Giai đoạn này kim loại sẽ được làm mềm
- ? Giai đoạn 4: Tiến hành mài tinh và phủ bụi để những chiếc kim đồng hồ có độ sắc nét
- ? Giai đoạn 5: Nhuộm màu xanh cho kim loại
Quá trình chế tạo kim sơn xanh khá nhanh, thuận tiện và tốn ít chi phí. Điều này khiến giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu có một chiếc đồng hồ kim xanh của một số khách hàng chưa đủ kinh phí.
Nhược điểm của kim sơn xanh là nhanh gỉ và bạc màu. Vì vậy chúng ta ít thấy loại kim này ở những chiêc đồng hồ cao cấp.

2. Quá trình chế tạo kim nung xanh
Theo lý thuyết, giai đoạn đầu của quá trình chế tạo kim nung xanh tương tự như kim sơn xanh. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, quá trình chế tạo kim nung xanh phức tạp hơn. Cụ thể:
? Giai đoạn 1: Tạo độ cứng cho những chiếc kim
- Đầu tiên sẽ sử dụng thép trắng để “tôi”, hay còn gọi là quench. Nhiệt độ sử dụng để tôi khoảng 700 – 900 độ C tạo độ cứng vững cần thiết cho kim đồng hồ.
? Giai đoạn 2: Làm nguội
- Làm nguội nguyên liệu bằng các dung dịch như nước và dầu.
? Giai đoạn 3: Loại bỏ bavia trong chất liệu
? Giai đoạn 4: Tiến hành ram kim loại
- Để tránh tình trạng thép quá cứng và có hiện tượng hóa giòn, nhà sản xuất sẽ tiến hành ram (temper) bằng cách nung thép đã tôi lên nhiệt độ 200 – 500 độ C. Chính công đoạn này sẽ tạo nên màu xanh khác nhau nhờ sự biến đổi của nhiệt độ.
? Giai đoạn 5: Làm nguội nhanh
- Sau khi kim đồng hồ đã đạt được màu xanh như ý thì người thực hiện phải dừng lại và làm nguội ngay lập tức.
? Giai đoạn 6: Ngâm kim đồng hồ vào dung dịch bảo vệ kim loại để màu xanh của kim nung bền bỉ theo thời gian.
- Bôi một lớp chất liệu bảo vệ để lớp màu xanh của kim thép xanh trên chiếc đồng hồ đeo tay đẹp bền bỉ hơn theo thời gian cũng như không sợ bị gỉ sét hay đổi màu khi kính đồng hồ bị vỡ.

Bảng tham khảo thay đổi màu sắc theo nhiệt độ:
- 1.Faint-yellow – 176 °C (349 °F)
- 2.Light-straw – 205 °C (401 °F) – Độ dày oxit sắt <520 Angstrom.
- 3.Dark-straw – 226 °C (439 °F) – Độ dày oxit sắt 520-580 Angstrom.
- 4.Brown – 260 °C (500 °F) – Độ dày oxit sắt 580-630 Angstrom.
- 5.Purple – 282 °C (540 °F) – Độ dày oxit sắt 630-680 Angstrom.
- 6.Dark blue – 310 °C (590 °F) – Độ dày oxit sắt 680-700 Angstrom.
- 7.Light blue – 337 °C (639 °F) – Độ dày oxit sắt 700-720 Angstrom.
- 8.Grey-blue – 371 °C (700 °F) – Độ dày oxit sắt >720 Angstrom.
Khi nung lên ở nhiệt độ ram, bề mặt kim sẽ bị oxy hóa và tạo nên các lớp oxide có độ dày mỏng khác nhau tùy theo nhiệt độ. Các lớp oxide này mỏng và phần nào đó cho ánh sáng đi qua. Khi ánh sáng xuyên qua lớp oxide và ánh sáng mặt ngoài của lớp oxide sẽ giao thoa với nhau để tạo nên sắc xanh khác nhau. Về mặt lý thuyết thì màu xanh phổ biến trong kim đồng hồ được tạo ra khi ram ở nhiệt độ trên dưới 300 độ C.
Chế tác kim nung xanh sẽ mất nhiều thời gian và các công đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên có giá trị cao và độ hoàn thiện tốt, không bị gỉ sét theo thời gian. Vì vậy đó là lý do mà nhiều người chơi đồng hồ thích các mẫu đồng hồ sở hữu loại kim này.
Các kiểu dáng kim thép xanh phù hợp chế tác
Tất cả các hình dáng kim ngày nay đều có thể được gia công bởi thép tôi xanh. Tuy nhiên, để làm nổi bật lên sự tinh tế, kỳ công và khắc nghiệt của quá trình làm tôi thép xanh thì phải kể đến một vài hình dáng kim nhất định sau đây như Bộ kim Giọt lệ Breguet, Leaf hay Dauphine.

Kim xanh, ngoài tác dụng thẩm mỹ, trình diễn công nghệ, còn rất bền với thời gian do tác dụng bảo vệ của lớp oxide với lõi thép giúp tránh rỉ sét. Có những bộ kim xanh vẫn còn rất mới từ hàng trăm năm qua, và chúng vẫn đang tiếp tục kể những câu chuyện về một trong những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng lại thú vị nhất trong chiếc đồng hồ.