Tìm hiểu về Khủng hoảng thạch anh. Những sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh.

Là một người có niềm đam mê với đồng hồ đeo tay, chắc chắn không ít lần bạn đã nghe về cụm từ “Khủng hoảng thạch anh” hoặc “Chiến tranh thế giới đồng hồ” trong quá trình tìm kiếm thông tin hoặc tìm hiểu về đồng hồ. Vậy, “khủng hoảng thạch anh” là gì? Ai là người chịu thiệt hại? Tại sao lại khủng hoảng? Ai là người khởi sướng? v.v… Mời các bạn cùng khám phá với SHOPDONGHO.com nhé.

Tìm hiểu về Khủng hoảng thạch anh. Những sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh.
Tìm hiểu về Khủng hoảng thạch anh. Những sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh.

A. Tóm tắt thông tin khủng hoảng thạch anh – “Cơn ác mộng” của ngành đồng hồ Thụy Sỹ

1. Cuộc khủng hoảng thạch anh kéo dài trong bao lâu?

  • Từ năm 1969 đến 1980 (11 năm)

2. Nguyên nhân khủng hoảng là gì?

  • Thương hiệu Seiko cho ra mắt chiếc ra chiếc đồng hồ Quartz đầu tiên, mở đầu cho kỉ nguyên đồng hồ pin trên thế giới. Seiko nhanh chóng tìm ra cách sản xuất hàng loạt với công nghệ tiên tiến và giá thành rẻ hơn khiến ngành đồng hồ Thuỵ Sỹ không làm theo kịp và dẫn đến phá sản hàng loạt.

XEM THÊM: ĐỒNG HỒ QUARTZ LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ ĐỒNG HỒ QUARTZ

3. Cuộc khủng hoảng thạch anh ảnh hưởng đến ai? Đối tượng bị khủng hoảng?

  • Đồng hồ cơ, các nhà sản xuất và bán lẻ đồng hồ cơ; đặc biệt là ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ

4. Hậu quả cuộc khủng khoảng thạch anh

  • Hơn 1000 nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ lớn nhỏ bị phá sản toàn tập
  • 70.000 nhân công thất nghiệp
  • Ngành công nghiệp bị đình trệ suốt hơn 10 năm
  • Tiêu tốn nhiều tiền của và công sức để khôi phục

Các thương hiệu nổi bật trong cuộc khủng hoảng:

  • RolexPatek Philippe là hai hãng đồng hồ lừng danh thoát khỏi khủng hoảng và còn hoạt động độc lập đến ngày nay.
  • Trước khủng hoảng, Omega có vị thế lớn hơn so với Rolex. Giữa đến cuối khủng hoảng, chất lượng bộ máy cơ khí của Omega xuống dốc khiến người tiêu dùng chạy sang Rolex, giúp Rolex trở mình soán ngôi.
  • Rolex vượt qua thời kì nhờ vào các nguyên nhân chính sau đây:  nguồn tiền dự trữ từ ngân hàng rất lớn, họ không lúc quá sâu vào các liên minh, các chiến lược đầu tư thận trọng và có tầm nhìn xa.
  • Hãng Zenith lúc bấy giờ thuộc kiểm soát của người Mĩ đã đi đến quyết định chơi hết mình ở cuộc chiến thạch anh. Họ ra lệnh giải tán hết cơ sở và máy móc cơ khí để dồn lực sản xuất đồng hồ Quartz, một nhân viên của họ đã phản đối và đem tất cả các bản vẽ và máy móc sản xuất El Primero giấu lên gác mái nhà máy cũ, và cuối cùng dòng máy này này đã được phục sinh sau khủng hoảng.
  • Breitling, hãng chronograph phi công lừng danh thời đó bị phá sản và phải chia nhỏ công ty thành 3 phần để bán trả nợ, sau khi bán xong thì người chủ của nó- người thứ 3 và cuối cùng của dòng họ Breitling cũng mất luôn.

Thời kì này lại là một vận may với Rolex khi đối thủ sừng sỏ Omega thì bị đánh sụp còn Zenith lại đưa ra chiến lược cực kì thiếu sáng suốt là hợp tác với nhiều hãng (trong đó có Rolex tạo nên bộ sưu tập Daytona hiện nay) khiến thương hiệu đánh mất vị thế. Rolex trở thành vua của các nhãn hiệu độc lập!

Hãng Omega đã có lệnh khai tử hoàn toàn, nhưng cuối cùng người nhận lệnh thực thi đã không thực hiện mà tiến hành tái cơ cấu.

5. Các điểm nổi bật trong và sau cuộc khủng hoảng thạch anh

  • Seiko là hãng “khơi mào” và chiến thắng tuyệt đối ở nửa đầu khủng hoảng, phá hủy hoàn toàn kết cấu công nghiệp và bán hàng kiểu cũ ở Thuỵ Sỹ. Sau khi cuộc chiến vãn hồi và kết thúc ở kết quả hòa, Seiko trở thành đại tập đoàn đồng hồ lớn nhất Nhật Bản và thuộc Top lớn nhất thế giới.
  • Với quan niệm “cái gì càng chính xác càng đắt “, những chiếc đồng hồ Quartz ban đầu rất đắt. Astron – chiếc đồng hồ Quartz thương mại đầu tiền của Seiko có giá ngang ngửa với 1 con xe ô tô Toyota Corolla. Nhưng sau đó Seiko đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt với công nghệ tiên tiến và giá rẻ hơn.
  • Thuỵ Sỹ là trung tâm hàng đầu của đồng hồ cao cấp đắt đỏ, nhưng cả nền công nghiệp của họ đã được cứu bởi một dòng đồng hồ thời trang, giá rẻ thời trang thời đó có tên là SWATCH – nhưng hiện nay họ đã trở thành tập đoàn đồng hồ lớn nhất thế giới.
  • Công nghệ quartz của cả thụy sĩ và Nhật Bản đều có sự hợp tác chặt chẽ với người Mĩ, nhiều công nghệ và giáo sư chuyên ngành được chuyển từ Mĩ về. Công nghệ của Nhật Bản và thụy sĩ tuy có gốc từ mĩ nhưng đi theo 2 hướng khác nhau hoàn toàn.
  • Rolex là một trong những người góp vốn vào CEH – liên minh lớn nhất thụy sĩ về quartz, họ đã nhận và mua 320 máy beta 21 trong số 6000 mẫu được sản xuất ( mẫu quartz đầu tiên của thụy sĩ) , 650 máy beta 22 từ omega ( gọi là rolex 5100). Năm 1986, họ đã chế tạo tới 50 mẫu máy, 400 chiếc đồng hồ hoàn chỉnh về thạch anh với sự trợ lực của người mĩ, tiêu tốn hơn 1 triệu franc thụy sĩ. nhưng chúng không hề được tung ra thị trường.

Suwa Seikosha là đơn vị liều lĩnh nhất , tham chiến mạnh nhất và là kẻ đứng sau xúi bẩy ban lãnh đạo seiko tiến hành cuộc cách mạng thạch anh. ban đầu họ bị phản đối nhưng nhờ sự cương quyết nên họ đã thuyết phục lãnh đạo seiko thành công.

Thời kì này cả King seiko và Grand seiko đều bị đình chỉ , nhưng sau đó Grand seiko lại được hồi sinh trước . Nhiều người đồn đoán là do khi đó , sự ảnh hưởng của Suwa trong ban lãnh đạo quá lớn nên đứa con cưng của họ là Grand seiko được ưu tiên hơn,

Đồng hồ Thạch Anh
Đồng hồ Thạch Anh

B. Chi tiết về cuộc khủng hoảng thạch anh của nền công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ

Mọi người đều biết rằng, ngành đồng hồ Thuỵ Sỹ là một trong 2 ngành đồng hồ đi đầu trên thế giới những ngày mới bắt đầu. Vào đầu thế kỷ 20 và cho đến sau Thế chiến thứ hai, 95% đồng hồ cơ được bán trên toàn thế giới đều đến từ Thụy Sỹ.

Với khả năng dẫn đầu về kỹ thuật và thủ công, Thuỵ Sỹ gần như không hề có đối thủ trong lĩnh vực này. Hầu hết việc sản xuất đều được thực hiện trong các doanh nghiệp nhỏ do nhà nước kiểm soát, với những công đoạn được thực hiện thủ công hay dưới sự hỗ trợ của máy móc giản đơn.

Người dùng tìm đến đồng hồ Thuỵ Sỹ không chỉ vì danh tiếng vốn có, những giá trị lịch sử, những phát minh tiên phong, những kỷ lục v.v… mà còn là vì khả năng vượt qua cơn khủng hoảng về chính trị (cách mạng tư sản, chiến tranh thế giới), kinh tế (sụp đổ Phố Wall thập niên 20, 30) và thay đổi công nghệ của thế giới (đồng hồ quartz ra đời).

Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn về cuộc khủng hoảng công nghệ thạch anh – thứ được xem là cuộc khủng hoảng tệ nhất  trong ngành công nghiệp đồng hồ cơ nói chung và đồng hồ Thuỵ Sỹ nói riêng.

Về công nghệ đồng hồ thạch anh:

Thực tế, từ những năm 60 thế kỷ trước, phát hiện khả năng dao động điện từ của tinh thể thạch anh theo một tần số nhất định khi có dòng điện chạy qua, các hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ đã tham gia ngay vào nghiên cứu phát triển công nghệ thạch anh cho đồng hồ đeo tay.

Sau 5 năm, dù có những thành công bước đầu, nhưng người Nhật, Mỹ cũng có những thành công tương tự. Và cuộc khủng hoảng mang tên “thạch anh” đối với ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ diễn ra trong thập kỷ 70 khi thương hiệu Seiko chính thức cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay quartz đầu tiên trên thế giới mang tên Astron.

Tìm hiểu về Khủng hoảng thạch anh. Những sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh. 1
Seiko Quartz-Astron 35SQ

Có thể hiểu rằng, dù có bao nhiêu phát minh, kỷ lục hoặc độ uy tín thương hiệu cao thì khi xu hướng chọn lựa sản phẩm nghiêng về “giá thành và độ chính xác”, những nhà sản xuất đồng hồ Thuỵ Sỹ vẫn phải chịu cảnh lui về vài bước. Đặc biệt là trong hoàn cảnh có một công nghệ mới ra đời, thu hút sự chú ý của người dùng.

Trong những năm 1970 và 1980, Thụy Sỹ hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử bắt nguồn từ Khủng hoảng thạch anh và gần như đưa nó trở về con số không. Trong vòng 13 năm, cuộc khủng hoảng đã tước đi công việc của hai phần ba nhân viên trong ngành, khiến toàn bộ số nhân viên còn lại sống trong nỗi sợ hãi.

Chính xác thì cuộc khủng hoảng thạch anh là gì và làm thế nào Thuỵ Sỹ đã tự cứu mình khỏi sự sụp đổ của ngành công nghiệp giá trị nhất đất nước?

Cuộc khủng hoảng thạch anh bắt nguồn từ công nghệ. Việc các phát minh công nghệ được ra đời, góp phần thay đổi cuộc chơi của cả ngành công nghiệp đã không còn quá xa lạ (ví dụ như việc đèn điện đã thay đổi thế giới v.v..)

Vào ngày 25 tháng 12 năm đó, nhà chế tác đồng hồ Nhật Bản là Seiko đã phát minh ra chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên được gọi là Seiko Quartz-Astron 35SQ.

Trái ngược với những gì chúng ta thường biết về đồng hồ quartz ngày nay (được sản xuất hàng loạt với giá rẻ), chiếc đồng hồ thạch anh đầu tiên có giá 450.000 JPY. Theo một số nguồn tin, con số này tương đương với giá của một chiếc xe cỡ trung hồi đó.

Làm thế nào mà nó phát triển thành đồng hồ thạch anh rẻ tiền mà chúng ta biết ngày nay?

Trong suốt những năm 1970, Seiko tiếp tục phát triển công nghệ thạch anh, thậm chí tăng gấp đôi trên màn hình tinh thể lỏng (LCD) của các mẫu đồng hồ.

Năm 1973, họ là người đầu tiên sản xuất màn hình LCD sáu chữ số, và hai năm sau đó, Seiko là thương hiệu hàng đầu cung cấp đồng hồ kỹ thuật số đa chức năng, về cơ bản tạo ra thị trường hoàn toàn mới cho đồng hồ chú trọng vào chức năng gắn liền với bộ máy thạch anh.

Theo các thống kê được ghi lại, thương hiệu Seiko đã đầu tư vào các nhà máy chế tạo các mạch, pin và màn hình LCD tích hợp. Đồng thời đào tạo nhân viên để làm việc với công nghệ mới, đầu tư vào robot và thiết bị sản xuất tự động, cho ra số lượng thành phẩm lớn.

Seiko 35A là bộ máy thạch anh đầu tiên
Seiko 35A là bộ máy thạch anh đầu tiên

Vậy chính xác thì người Thụy Sỹ ở đâu khi tất cả những điều này diễn ra?

Vào cùng năm Seiko ra mắt Astron, 20 nhà chế tác khác từ Thụy Sỹ đã cùng nhau phát triển và công bố bộ máy thạch anh Beta-21. Rõ ràng, khoảng 6.000 bộ máy thạch anh này đã được tạo ra và sử dụng trong các đồng hồ như Omega Electroquartz, IWC Da Vinci và Patek Philippe Ref. 3587. Nhưng ngay cả với điều này, người Thuỵ Sỹ vẫn tỏ ra rất ngại ngần với công nghệ thạch anh.

Tóm lại:

🔴 Nguyên nhân khách quan

  • ✅ Bộ máy mang công nghệ cải cách mới của Nhật Bản thu hút sự chú ý và tò mò
  • ✅ Độ chính xác tuyệt đối, đáp ứng nhu cầu của người dùng
  • ✅ Giá thành rẻ
  • ✅ Nhà sản xuất đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng

🔴 Nguyên nhân chủ quan:

  • ✅ Ngành công nghiệp cơ khí lâu đời của Thuỵ Sỹ thiếu sự cải cách về công nghệ
  • ✅ Không đủ thời gian nghiên cứu, phát triển và chạy theo khi công nghệ mới xuất hiện
  • ✅ Vẫn còn e ngại với công nghệ mới và chưa có mức chủ động phù hợp để tiến thành thực hiện cải cách công nghệ lẫn cách bán

Tất cả những điều trên đây là nguyên nhân đẩy ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử.

Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh
Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh

Ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ đã vượt qua khủng hoảng như thế nào?

Năm 1983, cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm. Từ con số 1.600 nhà sản xuất đồng hồ vào năm 1970, ngành chế tác đồng hồ Thuỵ Sỹ chỉ còn 600 nhà sản xuất.

Tập đoàn các ngân hàng Thuỵ Sỹ đã phải hợp tác để bảo lãnh cho SSIH (gồm Tissot, Omega, v.v.)ASUAG (Certina, Hamilton, Longines, v.v.), hai công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất tại Thuỵ Sỹ lúc bấy giờ.

Sau đó, doanh nhân (và người sáng lập Swatch Group trong tương lai) Nicolas G. Hayek (1928 – 2010) đã đưa ra kế hoạch sáp nhập toàn bộ dưới một công ty cổ phần có tên SMH (Societe de Microelectronique et d’Horlogerie).

Điều này cho phép tất cả thương hiệu thuộc SMH đang hoạt động dưới trướng của công ty có thể đồng thời sản xuất và sử dụng bộ máy ETA. Điều này có nghĩa là, các thương hiệu trước đây phải nghiên cứu và sản xuất bộ máy, giờ đây có thể tập trung vào thiết kế, tiếp thị và bán hàng.

người đã đưa ra nhiều ý tưởng, đặt lên bàn đàm phán đồng vốn của mình để thuyết phục hàng loạt ngân hàng và nhà đầu tư ra tay cứu vớt ngành công nghiệp đồng hồ đang hấp hối của Thuỵ Sỹ.

Nicolas G. Hayek
Nicolas G. Hayek

Nhắm vào yếu tố độ dày, sáng chế cũ được sử dụng lại để bộ phận vận hành gắn trực tiếp vào vỏ đồng hồ, loại bỏ lớp bảo vệ không cần thiết, để những chiếc đồng hồ có độ dày dưới 2mm đã xuất hiện trên thị trường. Swatch cũng tự nhận yếu tố phi thường của mình là công nghệ nhựa đặc biệt, đắt giá mà không ai (ngay cả đồng hồ Nhật) sao chép nổi.

Việc sử dụng bộ máy ETA cho phép thiết kế đồng hồ có thể loại bỏ việc sử dụng tấm đế và thay vào đó gắn tất cả bộ phận trực tiếp lên nắp lưng. Chất liệu Plasticbộ máy thạch anh sau khi được nghiên cứu hoàn thiện giúp giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Mẫu đồng hồ bằng nhựa nhỏ nhắn tiện lợi này được gọi là Swatch.

Và bạn hãy nghĩ xem, khi tất cả mọi người đang dồn sự chú ý vào “tính chính xác”“giá cả rẻ”, việc xuất hiện một thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sỹ cạnh tranh ở phân khúc thị trường giá thấp có thể khiến Swatch thành công đến mức nào?

Câu trả lời rằng, Swatch cứu được cả một nền công nghiệp giá trị nhất nhì thế giới.

Đến những năm 1990, thành công vang dội của Swatch đã mang lại lợi nhuận cho SMH. Đến năm 1998, Hayek đổi tên thành SMH tập đoàn Swatch. Trớ trêu thay, khi Swatch được ra mắt, các chuyên gia ngành công nghiệp Thuỵ Sỹ từng cam đoan rằng đó là sự sụp đổ của ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ.

Nhưng nếu không có chiếc đồng hồ thạch anh bằng nhựa này, ai biết được ngành công nghiệp này sẽ trông như thế nào ngày nay. Điều thú vị là một ngành công nghiệp có giá trị trung bình xuất khẩu 1 chiếc đồng hồ gần 700 USD/chiếc lại được khôi phục nhờ một người nước ngoài và từ một thương hiệu đồng hồ có giá trung bình dưới 100 USD/chiếc: Swatch.

Mô hình tháp đồng hồ Hayek, tập hợp các thương hiệu dưới sự kiểm soát của Tập đoàn Swatch
Mô hình tháp đồng hồ Hayek, tập hợp các thương hiệu dưới sự kiểm soát của Tập đoàn Swatch

Khi độ chính xác không còn là vấn đề người sử dụng quan tâm trên đồng hồ thì Swatch định nghĩa lại đồng hồ như một “xu hướng thời gian” hay “phong cách sống.”

Người đứng sau xu hướng thiết kế và định vị lại một loạt phân khúc của đồng hồ Swatch là Jean Robert, người đã từng biến Fogal từ một công ty sản phẩm đồ lót phụ nữ thông thường thành những sản phẩm tinh tế và gợi cảm khi thấy rằng phụ nữ luôn sẵn sàng trả giá cao cho những bộ tranh phục phong cách khoác trên người manơcanh.

Nhiều chiếc đồng hồ được bao bọc để chống nước, chống xước và che đi sự xấu xí của thiết bị điện tử thì Swatch đã nghĩ ra thiết kế với mặt sau trong suốt cho phép người dùng quan sát rõ cách vận hành của những bánh răng, ý tưởng mà về sau đến các hãng đồng hồ cao cấp cũng làm theo.

Với hơn 350 mẫu thiết kế, tủ trưng bày đồng hồ tại cửa hàng lại thay đổi theo 6 tháng đã giúp Swatch tiêu thụ 200 triệu chiếc đồng hồ tính đến năm 1996.

Các thương hiệu như Breguet, Blancpain, Calvin Klein, Omega. Longines, Rado và Tissot lần lượt được tập đoàn Swatch thâu tóm và phát triển, trong đó Omega trở thành tài sản đắt giá nhất khi mang lại 34% doanh thu và 46% tổng lợi nhuận của tập đoàn.

Tập đoàn Swatch được định giá 328 triệu CHF kể từ khi Nicolas Hayek dẫn dắt, thì năm 2015 có doanh thu hơn 9,5 tỷ USD và công ty được định giá 23,9 tỷ USD.

Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh
Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh

Ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ sau Khủng hoảng thạch anh:

Khi đã vượt qua được khó khăn và dần đi vào quỹ đạo, những nhà bán lẻ tập trung vào việc sử dụng sức mạnh Marketing để chắp cánh cho những thương hiệu đồng hồ lớn và lâu đời của Thuỵ Sỹ.

Nhờ và việc thay đổi lối bán hàng cũ và có chiếc lược phát triển đúng đắn, tìm kiếm ra thị trường người tiêu dùng phương Đông, cùng sự hậu thuẫn của các ngân hàng và các nhà đầu tư lớn, đồng hồ Thuỵ Sỹ đã tiếp tục trụ vững cho đến ngày nay.

Tập đoàn LVMH thâu tóm TAG Heure, Ebel, Chaumet, Hublo. Tập đoàn Richemont mua lại IWC, Jaeger-LeCoultre.

Ẩn sâu bên trong vẻ ngoài hào nhoáng và được gắn mác “đắt đỏ” của các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ là cỗ máy bền bỉ, chính xác, thiết kế sang trọng. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một kiệt tác thời gian thực thụ của nhân loại và xứng đáng được nâng niu với tất cả tình cảm ngưỡng mộ.

Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh
Sự thật thú vị về đồng hồ thạch anh

Sau cuộc khủng hoảng thạch anh, có vẻ như nền công nghiệp đồng hồ đang bước vào một cuộc cách mạng mới, song có lẽ rằng giờ đây, họ đã nhanh chóng thích ứng với thời đại hơn, để phát triển song song truyền thống chế tác hàng trăm năm và công nghệ thời đại 4.0.

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến